Kế hoạch phát triển Métro_Paris

Hiện nay mạng lưới tàu điện ngầm Paris phát triển với tốc độ khá chậm. Lý do đầu tiên là sự cắt giảm đầu tư của chính quyền. Một phần khác do mật độ tuyến và bến đỗ tại trung tâm Paris đã quá lớn trong khi vận tốc và sức chứa của các đoàn tàu điện ngầm ra ngoại ô lại không đáp ứng được nhu cầu của cư dân ngoại thành. Các tàu điện (tramway) từng bị thành phố loại bỏ vào năm 1937, đến năm 1992 được xây dựng, sử dụng trở lại nhờ ưu thế chi phí thấp, sạch sẽ và tiện dụng. Tuy vậy Métro Paris vẫn tiếp tục được đầu tư để đổi mới các đoàn tàu (vốn có tuổi đời trung bình là 25), tăng khả năng chuyên chở của các tuyến có lượng hành khách lớn (1 và 13) và mở rộng ra các vùng ngoại ô theo dự án quy hoạch.

Ngắn hạn

Thử nghiệm các cửa tự động tại bến InvalidesLối vào bến Saint Lazare

Để tăng khả năng chuyên chở cho tuyến 1 - tuyến có mật độ hành khách lớn nhất - các đoàn tàu và các bến đỗ được tự động hóa. Tuyến 1 sẽ dần được trang bị các đoàn tàu thế hệ mới MP 05 (tương tự tuyến 14) trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2010. Kể từ năm 2007 các đoàn tàu thế hệ MF 2000 sẽ được thay thế dần dần cho các đoàn tàu thế hệ MF 67 đang hoạt động trên tuyến 2, 5 và 9. Trên tuyến 4, các đoàn tàu thế hệ MP 59 cũng sẽ được thay thế bằng thế hệ MP 89. Các đoàn tàu điện bánh hơi trên tuyến 6 và tuyến 11 sẽ được thay thế bằng các đoàn tàu không người lái tương tự thế hệ MP 05. Dự kiến cho đến năm 2050 toàn bộ các tuyến 1, 4, 6, 7, 9 và 13 sẽ được tự động hoá hoàn toàn trong việc lái tàu.

Các tuyến khác cũng được xem xét khả năng tăng số chuyến vào giờ cao điểm bằng việc áp dụng hệ thống điều khiển và quản lý các đoàn tàu mới, hệ thống Ouragan. Ouragan sẽ cho phép giảm thời gian giữa hai chuyến tàu liên tiếp tại một bến đỗ từ 105 xuống 90 giây[6]. Song song với việc tăng chuyến, các cửa chờ (porte palière) cũng được lắp đặt để điều chỉnh hợp lý hơn lưu lượng qua lại của các đoàn tàu và qua đó tăng số chuyến.

Việc kéo dài mạng lưới tàu điện ngầm ra ngoại ô do STIF chịu trách nhiệm. Theo đó[7]:

Dài hạn

Theo dự án quy hoạch của vùng Île-de-France SDRIF được công khai tháng 2 năm 2006 thì một số tuyến tàu điện ngầm sẽ tiếp tục được kéo dài cho đến năm 2030:

  • Tuyến 1: Tới Rigollots (Fontenay, 2014 - 2027)
  • Tuyến 4: Tới Bagneux (2007 - 2013)
  • Tuyến 4: Tới Mairie de Saint-Ouen (2007 - 2013)
  • Tuyến 5: Tới Place de Rungis (2021 - 2027)
  • Tuyến 7bis: Tới Château-Landon và nối với tuyến 3bis (2007 - 2013)
  • Tuyến 7: Tới Bourget RER (2007 et 2013), sau đó là tới dự án đô thị "Thành phố không gian" (Cité de l’air et de l’espace) (2014 - 2020)
  • Tuyến 9: Tới Montreuil Murs-à-Pêches (2014 - 2020)
  • Tuyến 11: Tới Montreuil Hôpital rồi Rosny Bois-Perrier (2007 - 2020)
  • Tuyến 12: Tới Courneuve-Six Routes (2014 - 2027)
  • Tuyến 12: Tới Issy-Ville (2014 - 2027)
  • Tuyến 13: Tới Stains la Cerisaie (2021 - 2027) sau đó nối với nhánh Gennevilliers của tuyến 14
  • Tuyến 13: Tới Port de Gennevilliers (2014 - 2020)
  • Tuyến 14: Tới Maison-Blanche, Villejuif, Rungis và có thể là Orly (2021 - 2027)

Tháng 10 năm 2006, giám đốc RATP đã trình chính phủ kế hoạch xây dựng một tuyến tàu điện ngầm chạy vòng quanh ngoại vi Paris. Dự án này sẽ tiêu tốn khoảng từ 4 đến 6 tỷ euro[8] để xây dựng một tuyến đường bao quanh thành phố, giúp những người sinh sống ở ngoại ô có thể di chuyển dễ dàng hơn mà không phải vào trung tâm thành phố để chuyển tuyến.

Vấn đề tài chính

RATP gộp chung khoản tài chính cho Métro Paris, RER và hệ thống xe buýt[9]. Cho đến năm 2005, số tiền chi trả trực tiếp cho toàn hệ thống là 1,9 tỷ euro. Trong số này STIF được cung cấp 1,2 tỷ euro, 680 triệu trong số đó được dùng để thiết lập cân bằng tài chính cho công ty vốn đang phải chi trả khoản lương hưu khổng lồ 467 triệu euro và đang chịu khoản nợ 4 tỷ euro. Số tiền đầu tư này được phân chia theo tỷ lệ 50% do chính quyền Île-de-France chi trả, 30% do chính phủ Pháp chi trả và 20% còn lại do RATP chịu trách nhiệm[10]. Trong tài khoá 2000-2006, chính quyền Île-de-France và chính phủ Pháp dự định dành khoảng 800 triệu euro để mở rộng hệ thống, chỉ hơn một nửa so với 1,4 tỷ euro chi trả cho hệ thống tàu điện với cùng tài khoá.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Métro_Paris http://www.20minutes.fr/paris/113413-20061009-ratp... http://www.capital.fr/a-la-une/actualites/15-perso... http://www.omnil.fr/IMG/pdf/transports_en_commun_e... http://www.orbival.fr/pdf/ongletgrandparis/communi... http://labs.paris.fr/commun/ogc/bmo/dbdl_delib.php... http://www.cre.ratp.fr/vie_entreprise/index.asp?ca... http://www.ratp.fr/ http://www.ratp.fr/plan-interactif/ http://www.stif.info/ http://www.amtuir.org/04_htu_metro_paris/cmp_1850_...